Tham dự Hội nghị có hơn 90 đại biểu đại diện cho các tổ chức, hiệp hội, mạng lưới giáo dục, các trường đại học, cơ quan quản lý giáo dục... trong và ngoài nước.
![]() |
Hội nghị nhằm trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về ghi nhận, xác nhận và công nhận kết quả học tập theo hình thức không chính quy và phi chính quy nhằm khuyến khích việc học tập suốt đời; các biện pháp cung cấp các chương trình học tập nhằm đáp ứng nhu cầu của người học theo hình thức phi truyền thống (đào tạo lại dành cho người lớn, nâng cao kỹ năng, cho những người bỏ học, phụ nữ và bà mẹ,…); hoạch định chính sách học tập suốt đời hướng đến một nền văn hóa học tập suốt đời nhằm đạt được tri thức giáo dục đại học cho mọi người.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, khoa học kỹ thuật, kiến thức xã hội đang thay đổi từng ngày, do đó để tồn tại, phát triển mỗi người phải học tập liên tục để cập nhập kiến thức, vừa để đáp ứng yêu cầu công việc, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bộ trưởng khẳng định, Đảng và nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; coi học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của ngành giáo dục.
Những năm qua, Hội khuyến học các cấp phát triển rất mạnh, hệ thống, thiết chế về giáo dục suốt đời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được tiếp cận với giáo dục đã phát triển rộng khắp, từ trung ương cho tới phường xã, làng xóm.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ tại hội nghị. |
Bộ trưởng cho biết, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet như hiện nay, việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, xây dựng xã hội học tập rất thuận lợi. Chính phủ hiện đang xây dựng hệ tri thức Việt số hóa, dự kiến khai trương vào đầu năm 2019, qua đó, mọi người có trách nhiệm đóng góp, chia sẻ, mang lại lợi ích thiết thực.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, so với thế giới, công bằng trong giáo dục của Việt Nam đã đạt ở mức tương đối. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, các đối tượng hòa nhập cũng rất được chú trọng. Vì thế, giáo dục suốt đời phát triển mạnh sẽ góp phần quan trọng để thực hiện công bằng giáo dục - một trong những mục tiêu nhiều nước đang theo đuổi.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nhạ cũng cho rằng, đây là vấn đề không dễ, vì đối tượng, hình thức, nội dung, phương pháp, phương tiện thực hiện rất đa dạng. Những khó khăn, vướng mắc đang tiếp tục được nghiên cứu để khắc phục, hướng tới một xã hội học tập tốt hơn, mọi người được tham gia học tập thuận lợi hơn và trở thành một động lực cho mọi người chứ không phải bắt buộc.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng chia sẻ những vấn đề giáo dục Việt Nam rất cần được nghe tư vấn, học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông - một nội dung quan trọng khi sửa Luật Giáo dục.
Hay một số việc khác như xây dựng chương trình cho các phương thức giáo dục từ xa và cung cấp dịch vụ để mọi người cùng có thể tham gia; thiết chế tổ chức các hình thức giáo dục suốt đời sao cho linh hoạt, hiệu quả, tránh hình thức; ghi nhận, xác nhận và công nhận kết quả học tập theo hình thức không chính quy và phi chính quy nhằm khuyến khích việc học tập suốt đời.
Theo Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 695 trung tâm giáo dục thường xuyên, bao gồm: 74 trung tâm cấp tỉnh, 621 trung tâm cấp huyện; 11.019 trung tâm học tập cộng đồng (đạt 98,7%); 2.854 trung tâm ngoại ngữ – tin học.
Hệ thống Hội khuyến học đã phủ kín các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã với trên 17 triệu hội viên là các cựu giáo viên, các nhà hoạt động chính trị, xã hội quan tâm thúc đẩy sự nghiệp học tập cho mọi lứa tuổi.
Chỉ tính riêng từ năm 2012 đến nay, toàn quốc đã có hơn 120 triệu lượt người tham gia học tập các chuyên đề tại các trung tâm học tập cộng đồng; gần 6 triệu lượt người học ngoại ngữ và hơn 1,2 triệu lượt người học bồi dưỡng tin học ứng dụng; hơn 2,4 triệu lượt người tham gia học nghề ngắn hạn; gần 300 nghìn người theo học lớp xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Số lượt cán bộ, công chức được đào tạo bồi dưỡng đạt hơn 4,7 triệu lượt người; gần 3,3 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề; hơn 140 nghìn người khuyết tật được học nghề và tạo việc làm; 100% xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 trở lên; 99,04% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; 99,9% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ; tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi 15-35 của cả nước đạt 98,87%; ở độ tuổi từ 15-60 là 97,57%.
Cả nước đã có hơn 8 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, gần 40 nghìn dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”, hơn 62 nghìn “Cộng đồng học tập” cấp thôn bản, tổ dân số và 27,5 nghìn các tổ chức nằm trên địa bàn hành chính cấp xã, do cấp xã quản lý đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.
Thanh Hùng
" alt=""/>“Công bằng trong giáo dục của Việt Nam đã đạt ở mức tương đối”Tuy nhiên, khi tốc độ xử lý nhanh hơn tốc độ vận chuyển dữ liệu ra vào (I/O) thì quá trình truyền dữ liệu trở thành nút thắt cổ chai, ảnh hưởng cả tốc độ xử lý và mức tiêu thụ điện năng. Theo nghiên cứu được đăng tải, việc xáo trộn dữ liệu qua lại tiêu tốn tới 200 lần lượng điện năng mà chính các phép tính thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học tìm cách đưa bộ phận logic và bộ nhớ lại gần nhau hơn về mặt vật lý.
Trong khi đó, giải pháp của nhóm nghiên cứu Twin Cities là một thiết kế mới, hoàn toàn kỹ thuật số, được đặt ngay trong bộ nhớ (in-memory), có tên bộ nhớ điện toán truy cập ngẫu nhiên (CRAM). Cụ thể, quy trình tính toán “sẽ được tiến hành tự nhiên ngay trong các ô bộ nhớ mà dữ liệu không cần phải đi ra ngoài”.
Để đạt được mục tiêu này, nhóm đã tích hợp trực tiếp lên ô bộ nhớ một linh kiện điện tử mới, dựa trên điện tử học spin (spintronics), từ đó có thể giảm tới 1.000 lần mức tiêu thụ năng lượng của AI.
Chưa dừng lại, con số 1.000 lần mới chỉ là mức tối thiểu. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm CRAM trên tác vụ phân loại chữ số viết tay MNIST và kết quả cho thấy nó "tiết kiệm năng lượng và thời gian lần lượt là 2.500 lần và 1.700 lần so với hệ thống xử lý gần bộ nhớ tại node công nghệ 16 nm".
Ngành công nghiệp AI mới nổi đang phải đối mặt với các vấn đề đáng kể về tài nguyên. Các GPU ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng hơn hỗ trợ phần mềm AI đang ngốn rất nhiều năng lượng. Ví dụ, Blackwell B200 hàng đầu mới nhất của NVIDIA tiêu thụ tới 1.200W và tạo ra rất nhiều nhiệt thải đến mức cần phải làm mát bằng chất lỏng, một hoạt động tốn nhiều tài nguyên khác.
Các gã khổng lồ công nghệ như Google, Amazon và Microsoft đang cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết để thúc đẩy cuộc cách mạng AI sắp tới, đồng nghĩa các trung tâm dữ liệu có quy mô hàng gigawatt, thậm chí một số có nhà máy điện hạt nhân riêng. Do đó, việc tạo ra các tài nguyên tính toán và bộ nhớ tiết kiệm năng lượng hơn sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với khả năng tồn tại lâu dài của công nghệ này.
(Theo Vox, Yahoo Tech)
Chưa đủ cơ sở công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ của hiệu trưởng bị miễn nhiệm giữa kỳ
Hiệu trưởng bị miễn nhiệm giữa kỳ làm đơn kiến nghị khẩn cấp
Một hiệu trưởng đại học bị miễn nhiệm giữa kỳ vì lùm xùm bằng cấp
Làm hiệu trưởng hai năm nhưng không được công nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ
Hội đồng quản trị Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM (HUFLIT) đã ra nghị quyết miễn nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ năm 2015-2020 đối với ông Trần Quang Nam, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 30/10/2018.
Sở dĩ xảy ra câu chuyện này là do trước đó, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường đặt nghi ngờ về bằng cấp của ông Nam và đề nghị ông nhanh chóng minh bạch mọi thông tin liên quan.
Cụ thể, theo lý lịch khoa học của ông Nam, từ năm 2000-2002 ông học thạc sĩ quản trị kinh doanh hệ chính quy tại Trường Southern California University (SCUPS). Ngoài ra, ông Nam học tiến sĩ hệ chính quy tập trung do trường Business School Lausanne (Thụy Sỹ) cấp bằng. Chương trình ông Nam học là chương trình liên kết được Bộ GD-ĐT cho phép giữa Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và SCUPS.
Ông Nam từng hai lần làm hồ sơ gửi Cục Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (nay là Cục quản lý chất lượng), Bộ GD-ĐT, công nhận văn bằng nhưng chưa được.
![]() |
Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và tin học TP.HCM chưa đủ chuẩn |
Sau khi bị miễn nhiệm giữa kỳ, ông Nam có đơn kêu cứu khẩn cấp lên UBND TP.HCM. Vị này cho rằng, theo Điều lệ trường Đại học, việc miễn nhiệm ông là không có căn cứ. Ngoài ra, ông cũng khẳng định, việc "chưa đạt đủ điều kiện" mà Hội đồng quản trị đưa ra mâu thuẫn với tờ trình cách đây 2 năm đơn vị này gửi UBND TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị công nhận ông là hiệu trưởng.
Mới đây, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, đã có văn bản gửi HUFLIT về vấn đề văn bằng tiến sĩ, thạc sĩ của ông Trần Quang Nam.
Văn bản nêu rõ: Chưa đủ cơ sở công nhận bằng thạc sĩ và tiến sĩ của ông Nam. Lý do: Văn bằng thạc sĩ do trường Southern California University cấp trong thời gian trường này chưa được kiểm định nên chưa đủ cơ sở để công nhận. Còn bằng tiến sĩ, do ông Nam học tại Trường kinh doanh Lausane (Thụy Sĩ) là cơ sở giáo dục tư thục, không thuộc hệ thống giáo dục đại học của Thụy Sĩ, ông Nam cũng chỉ sang Thụy Sĩ 2,5 tháng trong chương trình đào tạo tiến sĩ 3 năm, nên cũng chưa đủ cơ sở công nhận.
Như vậy, với câu trả lời của Cục Quản lý chất lượng, đối chiếu theo quy định của Bộ GD-ĐT, ông Trần Quang Nam không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng.
Câu hỏi đặt ra là hàng nghìn tấm bằng tốt nghiệp của sinh viên HUFLIT do ông Nam đã ký trong 2 năm qua có giá trị như thế nào?
"Chúng tôi và UBND TP.HCM đều thiếu sót"
Trên HUFLIT Confessions (trang xã hội của sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM), nhiều sinh viên đặt câu hỏi về giá trị bằng tốt nghiệp do ông Nam đã ký.
"Vậy bằng của những bạn tốt nghiệp trước đây do ông Nam ký có được công nhận nữa không?", "Nếu chỗ làm của mình phát hiện ra bằng tốt nghiệp do người chưa đủ chuẩn hiệu trưởng ký thì không biết phải nói làm sao?", "Bằng tốt nghiệp người chưa đủ chuẩn ký thì có giá trị không?"... -hàng loạt câu hỏi được sinh viên đưa ra.
Trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Hồng Tuyên, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HUFLIT cho biết "Trường đang chờ ý kiến của Bộ GD-ĐT và UBND TP.HCM về vấn đề này".
Ông Tuyên cũng cho hay trường chờ quyết định thu hồi hiệu trưởng của UBND TP.HCM, HĐQT sẽ bầu hiệu trưởng mới. Khi chưa có hiệu trưởng mới, đối với sinh viên đã tốt nghiệp đợt 2 năm 2018 hiện vẫn chưa được cấp bằng, phó hiệu trưởng trường sẽ ký bằng tốt nghiệp cho các em.
Trước câu hỏi "Tại sao hai năm trước Hội đồng quản trị, UBND TP.HCM… không tìm hiểu kỹ vấn đề bằng cấp của ông Nam trước khi ra quyết định bổ nhiệm?", ông Tuyên thừa nhận "Có một phần thiếu sót từ phía Hội đồng quản trị và từ UBND TP.HCM'.
"Về phía Hội đồng quản trị, do chúng tôi nghĩ ông Nam đi học theo diện kinh phí của Thành ủy, có học bổng đàng hoàng sẽ chọn trường đàng hoàng. Không ngờ, ông Nam lại chọn trường như vậy dẫn tới tình trạng như hiện nay" - ông Tuyên nói.
Lê Huyền
Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho hay chưa đủ cơ sở để công nhận bằng tiến sĩ, thạc sĩ của ông Trần Quang Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM.
" alt=""/>Hàng nghìn bằng tốt nghiệp do hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM ký có còn giá trị?